Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ nhận ra không chỉ có mỗi chiếc bụng đang dần lớn lên từng ngày, bầu ngực của bạn cũng sẽ có rất nhiều thay đổi. Vòng một của chị em trở nên căng to, quyến rũ hơn nhưng cũng đau tức bất thường, báo hiệu cơ thể bạn đang chuẩn bị sẵn sàng sản sinh sữa để nuôi em bé sắp chào đời. Có rất nhiều thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh đôi “gò bồng đảo”. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến nhất:
Hỏi: Nhũ hoa của em bị tụt vào trong, em sợ sinh con xong sẽ không cho con bú được. Có biện pháp nào giúp kéo núm vú ra được không?
Trả lời: Có – nhưng không được áp dụng trong những tháng mang thai đầu tiên và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ. Áp dụng các bài tập hoặc dùng thủ thuật kéo núm vú trong những tháng đầu tiên của thai kì làm kích thích núm vú, gây nên các cơn co thắt tử cung, có thể dẫn tới sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau khi sinh con, sản phụ có thể dùng máy hút để núm vú lộ ra. Kinh nghiệm cho thấy, kiên trì cho con bú thường xuyên và đúng cách giúp cải thiện tình trạng tụt núm vú vì núm vú có xu hướng vươn ra khi bé bú mẹ.
► Xem Thêm: ban cao che vang huyen thach that / ban cao che vang huyen soc son / ban cao che vang huyen quoc oai / ban cao che vang tai huyen phuc tho / ban cao che vang huyen phu xuyen / ban cao che vang huyen my duc / ban cao che vang huyen me linh
Mẹ đừng lầm tưởng chỉ ngực to mới đủ khả năng cung cấp đủ sữa cho bé bú.
Hỏi: 3 tháng giữa của thai kì thấy núm vú bắt đầu tiết sữa có phải là hiện tượng bình thường không?
Trả lời: Hoàn toàn bình thường. Bắt đầu từ tuần mang thai tứ 16 trở đi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất sữa non. Sữa non chứa nhiều chất kháng sinh giúp bảo vệ em bé ngay từ khi sinh ra. Một số chị em tiết rất ít sữa, và cũng có những người chỉ tiết sữa sau khi sinh con, điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người, không nên quá lo lắng.
Mẹ bầu vắt sữa non, nguy hiểm rình rập
Ra sữa non = thai chết lưu?
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh
Vợ GS Xoay chia sẻ bí quyết chữa tắc tia sữa
Hỏi: Có nên nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn?
Trả lời: Không. Việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Hơn nữa, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm, sinh non.
Hỏi: Ngực em bình thường đã nhỏ, khi mang thai cũng không to lên mấy. Liệu ngực nhỏ quá có ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ?
Trả lời: Đừng lầm tưởng chỉ ngực to mới đủ khả năng cung cấp đủ sữa cho bé bú. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hầu như không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của mẹ với việc sản xuất sữa. Chỉ có một bất lợi là người mẹ ngực nhỏ dung lượng chứa sữa sẽ ít hơn. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách tăng số lần bú cho con để con bú thường xuyên hơn.
Hỏi: Em đã từng thực hiện phẫu thuật nâng ngực để cải thiện vòng 1. Liệu em có thể cho con bú được không?
Trả lời: Thực tế có rất nhiều chị em từng trải qua phẫu thuật bơm, nâng ngực mà vẫn có thể cho con bú và không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng việc phẫu thuật có nguy cơ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhân tố gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể là hình thức phẫu thuật mẹ bầu đã trải qua, vị trí phẫu thuật, số lần phẫu thuật và kết quả của lần phẫu thuật gần nhất. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn an toàn nhất.